Bến Tre gái đẹp, trai hiền. Dừa xanh nước bạc, cỏ miền quê hương. Ban trưa ghé quán bên đường Uống no bóng mát mà thương xứ dừa. Thuyết mi...
Bến Tre gái đẹp, trai hiền.
Dừa xanh nước bạc, cỏ miền quê hương.
Ban trưa ghé quán bên đường
Uống no bóng mát mà thương xứ dừa.
Thuyết minh rõ nhất về cây dừa. Ảnh từ Internet |
Vâng nói đến Bến Tre là nói đến dừa và ngược lại.cây dừa là biểu tượng của vùng đất này, giống như nhắc đến Phan Thiết người ta nhớ đến thanh long, nói đến nho người ta nhớ đến Phan Rang…quay lại vấn đề cây dừa thì đây là một đề tài hấp dẫn chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu nguồn góc cây dừa.
NGUỒN GỐC CÂY DỪA THEO CÁC NHÀ KHOA HỌC
Dừa tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos, là loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m. Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, số khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây Bắc khu vực Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho thấy các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả dừa nhẹ, nổi trên mặt nước nên dễ phát tán, nhờ vào các dòng hải lưu. Dừa phát triển tốt trên đất phù sa, đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Và tất nhiên miền đồng bằng duyên hải miền Trung cũng như miền Tây Nam Bộ của Việt Nam là nơi sinh sôi và phát triển lý tưởng của loại cây này.
THEO CÁC NHÀ THƠ
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
PHÂN LOẠI DỪA
Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.
Dừa cao - Ảnh từ Internet |
* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.
* Dừa cao gồm:
- Dừa xiêm: trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống.
- Dừa bị: trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm.
- Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.
- Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.
- Dừa dâu: trái rất nhỏ, màu hơi đỏ.
- Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa.
- Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).
Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.
Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần. Bóng dừa điểm tô cho quê hương ta thêm đẹp, tạo nên nét riêng cho phong cảnh Bến Tre. Chẳng những thế, dừa còn là nguồn cảm hứng vô tận, mạnh mẽ cho các sáng tác văn học nghệ thuật từ xưa đến nay và mai sau.
* Dừa trong nghệ thuật
Dừa trong văn học
Dừa cũng là một đề tài quen thuộc trong văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng. Do thời gian có hạn tôi chỉ điểm qua một cách sơ lược ở hai thể loại: truyện cổ tích và ca dao mà thôi!
Cây dừa trong văn học. Ảnh từ Internet |
Câu chuyện cổ tích về chàng Sọ dừa có ngoại hình xấu xí nhưng khi trút bỏ lột được hạnh phúc trọn đời bên người vợ hiền dịu nết na thì ai cũng biết. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu thêm câu chuyện cổ tích Sự tích cây dừa tồn tại trong dân gian miệt Long Mỹ – Hồng Dân – Ngã Năm (vùng đất giáp giới của ba tỉnh: Hậu Giang – Bạc Liêu – Sóc Trăng), chuyện kể rằng: Ngày xưa ở vùng đất nọ có gia đình nhà nghèo cảnh mẹ góa, con côi. Hai mẹ con ngày ngày cày thuê cuốc mướn cho tên địa chủ giàu có trong vùng, mà cảnh đói cơm thiếu áo vẫn xảy ra ngày một ngày hai. Đứa con gái ngày một lớn càng xinh đẹp nết na, bà mẹ ngược lại ngày một già nua, đau bệnh triền miên. Năm ấy, trời hạn nặng, cây cối héo úa, lúa ngoài đồng cháy khô. Gia cảnh mẹ con nhà ấy càng thảm não. Không còn gạo nấu cháo nuôi mẹ, cô gái bạo dạn đến gõ cửa nhà giàu. Vốn háo sắc, gả địa chủ rắp tâm chiếm đoạt cô. Hắn ra điều kiện:
- Được rồi, ta có lòng thương người lắm, nay ta cho em mượn thúng gạo này về mà ăn. Trong ba tháng, nếu em không trả được gạo cho ta thì đến đây hầu hạ ta vậy.
Cô gái đội gạo về vừa khấp khởi bởi mẹ đã có cái ăn, vừa trĩu lòng vì món nợ đã vay, biết lấy đâu mà trả.
Húp chén cháo xong, mẹ cô nghẹn ngào:
- Mẹ không qua khỏi, con ráng mà giữ mình, làm thuê mướn cũng phải trả nợ cho người ta. Nghèo cho sạch, rách cho thơm con ạ!
Mấy hôm sau bà mẹ mất, cô gái khóc lóc thảm thiết. Hàng xóm kẻ ít người nhiều gom góp cho bà cụ được yên mồ yên mả. Ngày đêm, cô gái vật vả thảm thiết bên mộ mẹ hiền.
Không lâu sau, tên nhà giàu cho tay chân đến buộc cô gái về làm hầu hạ hắn. Cô gái gom hết những gì mình có đưa cho họ và hẹn xin được để tang mẹ xong sẽ qua trả lễ.
Mòn mõi, đau buồn, cô gái chưa thực hiện được lời hứa cũng đã nhắm mắt xuôi tay.
Mấy năm trôi qua, người ta phát hiện có một loài cây lá xòe mượt xanh như mái tóc của cô bé nhà nghèo nọ. Bẹ đỡ lá hình dáng như chiếc mũi xinh xắn của cô. Đặc biệt cây cho trái trên cao, nước trong vắt ngọt lịm, như tấm lòng thơm thảo trọng nghĩa nhân và giữ tiết sạch giá trong khi cô bé còn sống. Người ta đặt tên cho nó là cây dừa. Cây dừa mọc trong vườn nhà, luôn khắng khít bao đời với người nông dân từ đó.
Ở ca dao, dừa là tiếng nói tâm tình ngợi ca cảnh giàu đẹp, dừa gợi nhớ quê hương sâu nặng nghĩa tình:
+ Bến Tre nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm
+ Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen, nhớ đồng quê Tháp Mười
Hay:
Công đâu công uổng công thừa
Công đâu xách nước tưới dừa Tam Quan
Tam Quan thuộc Bình Định, cùng với “xứ dừa” Bến Tre là những địa danh có diện tích trồng dừa lớn ở Việt Nam.
Không khí thanh bình, cảnh tượng lao động trên cánh đồng thửa ruộng vừa đơn sơ vừa mộc mạc mà ấm áp biết dường bao:
Trời mưa cho ướt lá dừa
Đôi ta be bé đi bừa đồng trong
Dừa có mặt trong những câu ca về đạo lý, người bình dân muốn mượn nó để răn đời, dạy dỗ kẻ hậu sinh:
+ Muốn trong bậu uống nước dừa
Muốn nên cơ nghiệp, bậu chừa lang vân
+ Dừa tơ bẹ dún tốt tàng
Giàu sang có chỗ, điếm đàng có nơi
Hoặc:
Nắng lên cho héo ngọn dừa
Đánh chết chẳng chừa cái thói đổi thay
Trong lời hát đối đáp đưa duyên, giao tình:
Ngọn dừa bóng ngả mái tranh,
Trăng tà em mới hỏi anh đôi lời
Ai làm cho bóng trăng rơi,
Cho mây lơ lửng, cho trời lọ lem ?
Một câu hỏi khác mà lời người phát ngôn có lẽ là một chàng trai, mượn cảnh để tỏ tình chăng?
Bến em có gốc dừa tơ
Đêm trăng em đứng em chờ đợi ai
Cũng do dừa có quá nhiều công dụng, nên nhiều lúc dừa được xem như là một giá trị tài sản để đánh giá sự giàu sang hay nghèo hèn.
Nhà tôi có dãy vườn hoa
Có ba dãy nhãn, có ba dãy dừa
Dù anh đi sớm, về trưa
Sao anh chẳng nghỉ dãy dừa nhà tôi
Có những lúc ta gặp cảnh hết sức tế nhị của chàng trai chân đất, họ lấy lá dừa ra vừa làm phương tiện vừa là cái cớ:
Tới đây ngồi tạm lá dừa
Chiếu trải mặc chiếu anh chưa dám ngồi
Mạnh dạn hơn một chút, đem dừa ra để nói lời cám ơn đến người trồng cây, để nhắc khéo nhau kỷ niệm nơi lứa đôi từng hò hẹn:
+ Giả ơn ai có cây dừa
Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương
+ Cho em trở lại đường xưa
Để em tìm lại gốc dừa cạnh ao
+ Lời anh âu yếm chiều nào
Thoảng vang trong gió rì rào chớm thu
Rồi tương tư, nhớ thương da diết, luôn hướng về nhau trong motif so sánh “bao nhiêu” – “bấy nhiêu”:
Dừa xanh trên bến Tam Quan
Dừa bao nhiêu trái, em trông chàng bấy nhiêu
Hẹn hò, giao duyên, dù nhớ thương da diết nhưng làm thân con gái phải nhớ lời cha mẹ bảo ban:
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Làm thân con gái phải chừa đi đêm!
Phải cảnh giá vì trong cuộc sống không ít người thấy trăng quên đèn, người trong cuộc tình tự nhận ra rằng:
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ anh đổi dạ quay đầu bỏ em
Và hậu quả cũng thật khó lường nếu chuyện lỡ làng trinh tiết xảy ra:
Còn duyên nón vải quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Ở chức năng hài hước cười cợt, chúng ta cũng gặp hình ảnh của dừa.
+ Dì Hai ơi hỡi dì Hai
Miệng nhai bánh tráng, miệng nhai cùi dừa
+ Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên hè rau muống phía trong bờ dừa
Dừa trong âm nhạc
Điệu múa gáo dừa
Múa gáo dừa - Ảnh từ Internet |
Với chiếc gáo dừa bình dị, cùng với tiết tấu nhạc nhịp nhàng, các chàng trai, cô gái Khmer cùng nhau vui múa để xua đi nỗi mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả. Điệu múa khá đơn giản, trên mỗi tay người múa cầm một chiếc gáo dừa nhỏ xinh, họ quây thành vòng tròn, rồi tản ra thành hàng ngang, hàng dọc, kết hợp tay chân nhịp nhàng, lúc mạnh mẽ, lúc uyển chuyển... rồi từng đôi nam nữ múa cùng nhau, miệng mỉm cười, mắt đưa tình lúng liếng... Đây là điệu múa giúp con người khỏe khoắn, nhanh nhẹn và thư giãn. Người xem cũng bị lôi cuốn vào các động tác múa, thả hồn theo tiếng nhạc du dương và cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng, thư thái.
Đàn gáo
Đà gáo. Ảnh từ Internet |
Trong các nhạc cụ dùng cho các bài bản âm nhạc, nhất là đờn ca tài tử, có cây đàn gáo. Hình dáng đàn gáo được khắc trên bệ đá kê chân cột Chùa Phật Tích, ở miền Bắc người ta gọi là đàn Hồ. Theo GS Tô Vũ: "gáo" và "cò" là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, để chỉ cây Nhị và Hồ ở miền Bắc và miền Trung. Ðàn gáo ở miền Nam người ta lấy nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ làm bầu đàn nên gọi là đàn gáo.
Đề tài trong âm nhạc
Dừa, cầu dừa cũng trở thành đề tài cho nhiều nhạc phẩm hay tuồng cải lương, điệu hò câu lý,… Nói đến đây, không thể không nhắc bài hát nổi tiếng Dáng đứng Bến Tre của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, với lời ca vang vọng: Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió/ Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre, … Hay điệu hát Câu cầu dừa với lời ca: Đã lâu lắm rồi không qua cây cầu dừa/ Cầu dừa trơn trợt lắm ai ơi!, …
Dừa trong hội hoạ
Từ thế kỷ XVI, làng tranh dân gian Đông Hồ đã xuất hiện với rất nhiều mẫu tranh nổi tiếng. Mỗi khi nhắc đến làng tranh ấy ít khi người ta bỏ qua bức tranh Hứng dừa
Bức tranh hứng dừa. Ảnh từ Internet |
Hình ảnh trong tranh Hứng dừa thể hiện một gia đình hạnh phúc viên mãn của người dân quê Việt Nam. Cảnh cha con, vợ chồng thương yêu giúp đỡ bao dung lẫn nhau, cùng nhau hưởng vị ngọt ngon từ công sức mà gia đình mình trải qua.
Trèo dừa là công việc vất vả nguy hiểm, người cha làm, như muốn gửi gắm sự quyết tâm vượt qua thử thách vươn lên mọi thách thức trong cuộc sống, bẻ trái dừa như gặt hái thành quả lao động mang niềm vui đến cho vợ con.
Thông thường khi người lớn trèo cây hái quả thì con trẻ hớn hở chạy nhảy dưới đất ngẩng mặt lên cao chờ đợi nhận trái ngọt. Ở đây hai đứa con lại bấu chặt vào gốc cây như muốn chia sẻ nỗi vất vả hoặc quyết noi gương cha trèo lên vượt mọi hiểm nguy. Người vợ hứng dừa bằng chiếc váy của mình vừa thể hiện sự hài hước vừa ẩn ý kín đáo của tín ngưỡng phồn thực, cứ xem sự đa nghĩa của cặp từ “trèo” và “hứng” trong câu ca dao đây ắt khỏi phải quá băn khoăn với điều chúng tôi vừa nói:
Khen ai khéo tạc nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau
Nhà thơ Vương Trọng cũng tức cảnh này … thành thơ, xin trích một đoạn:
(…) Ánh mắt kia, nụ cười kia
Và kiểu dạng chân thách thức:
-Thả đi nào, em chấp!
Những chàng trai với hai quả dừa
Đã nhận ra váy kia quá mỏng
Da mịn thế, dừa thì quá nặng.
Kẻ muốn hứng, người chưa cho hứng
Dưới, trên khấp khởi mừng, lo
Vượt thế kỷ, bỏ trôi thiên nhiên kỷ
Họ vẫn nhìn nhau trong giấy mực làng Hồ.
(Xem tranh hứng dừa, 2 -1997 )
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng phấn khởi loan tin bức tranh Anh hùng Điện Biên, có kích thước 2,4 x 10,8m được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tranh làm bằng chất liệu gáo dừa dài nhất nước. Bức tranh có trọng lượng gần 1 tấn, được ghép bằng phương pháp thủ công từ 9.000 vỏ gáo dừa được chọn lọc từ 5 tấn vỏ gáo dừa thô và hơn 100 lít keo. Tác giả của bức tranh ấy là hoạ sĩ trẻ Võ Quý Quốc.
Bức tranh đã tái hiện cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam dưới xiềng xích của ách đô hộ thực dân Pháp, từ máu lửa đã vùng lên đập tan ách thống trị giành chính quyền. Bức tranh thể hiện đậm nét nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ với những hình ảnh bộ đội Việt Nam kéo pháo vào trận địa, đội quân xe đạp thồ vượt đường Trường Sơn huyền thoại và nổi bật là chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức tranh còn tái hiện hình ảnh của 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới (1950).
Trong câu đố, cây dừa cũng là một đề tài hấp dẫn:
- Một mẹ nuôi chín mười con
Không ăn, không uống no tròn vo vo
(là cái gì?)
- Nước sông không đến
Nước bến không vào
Vậy mà có nước
(là trái gì?)
Dừa trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều công dung, gần như không bỏ thứ gì
Gốc dừa: rễ dừa
Rễ dừa. Ảnh từ Internet |
Rễ dừa có thể dùng làm thưốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ, nó còn được dùng để đánh răng.
Thân dừa:
Thân cây dừa. Ảnh từ Internet |
Thân dừa dùng để làm đồ gỗ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt. nổi tiếng nhất là cung điện dừa tại Manila. Người Hawali còn đục rỗng thân dừa để làm trống. người dân miền tây Việt Nam dùng thân dừa để làm cầu dừa.
Lá dừa
Lá dừa. Ảnh từ Internet |
Lá dừa là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngôi nhà lá dừa rất thân thương trong chuyến đi nầy, lá dừa còn dùng để làm bánh, chổi dừa hay làm chất đốt…
Hoa dừa:
Hoa dừa. Ảnh từ Internet |
Ở philipines, người ta thường rạch các cụm hoa dừa để lấy nhựa, nhựa này được lên men để sản xuất rựou vang dừa hay còn gọi là tuba.
Vỏ dừa và xơ dừa:
Xơ dừa. Ảnh từ Internet |
Làm hàng thủ công mỹ nghệ, được xử lý thành chỉ xơ dừa, làm thảm xơ dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và gia dụng. Ngoài ra sản phẩm phụ từ vỏ dừa là bụi xơ dừa được xử lý làm đất sạch, phân hữu cơ trong nông nghiệp, cơ chất trồng nấm, chất giữ ẩm…
Gáo dừa khô:
Gáo dừa. Ảnh từ Internet |
Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồ và bản hồ của trung quốc hay đàn gáo của Việt Nam chúng được đập vào nhau để tạo ra hiệu ứng âm thanh tựa như tiếng vó ngựa. gáo dừa còn được dùng làm gáo múc nước và nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ. làm than thiêu kết và từ than thiêu kết được chế biến thành than hoạt tính dùng trong công nghiệp.
Cơm dừa:
Cơm dừa. Ảnh từ Internet |
Cơm dừa tươi có màu trắng tinh, ăn được, dùng để kho, hay làm mứt…..dùng làm nước cốt dừa
1. Cơm dừa khô (Copra): cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6-7% ẩm độ, đây là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa. Hiện nay sản lượng cơm dừa khô giảm đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp.
2. Dầu dừa thô: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau đó qua giai đoạn lọc, dầu dừa được chiết ép theo phương pháp ép khô phải qua khâu tinh luyện để khử màu, khử mùi trở thành dầu ăn (cooking oil) với thành phần acid béo chủ yếu là acid lauric (47,3%) có mạch carbon trung bình, ngoài công dụng để ăn nó còn dùng chế biến các sản phẩm và hóa chất khác sử dụng trong công nghiệp.
Mài dừa đạp bã cho nhanh
Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh
3. Bánh dầu dừa khô: là phần bã dừa còn lại sau khi chiết ép dầu dừa được dùng làm thức ăn gia súc, bã dừa còn chứa khoảng 20% protein, 45% carbohydrat, 11% chất xơ cùng với dầu dừa và các chất khoáng khác.
4. Dầu dừa tinh khiết: là dầu được chiết ép từ cơm dừa tươi theo phương pháp tinh luyện (chưng cất nhiệt), loại dầu dừa này có màu vàng nhạt, có mùi đặc trưng, giá của dầu dừa tinh khiết cao gấp 3-4 lần so với dầu dừa chiết ép theo phương pháp ép khô. Dầu dừa tinh khiết (DauDuaNguyenChat.net) chủ yếu được dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm cao cấp. Theo nghiên cứu của một số quốc gia trồng dừa, uống hai muỗng nhỏ dầu dừa tinh khiết mỗi ngày sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì, ngăn ngừa cholesterol, SARS, kìm hãm và hạn chế được bệnh HIV/AIDS.
Dầu dừa nguyên chất |
5. Cơm dừa nạo sấy: cơm dừa tươi được nghiền ra thành các kích cở khác nhau, sấy khô, đóng gói. Cơm dừa nạo sấy được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bánh kẹo, được dùng ăn trực tiếp để bổ sung chất béo cho các nước không có dừa như Trung Đông….
Cơm dừa nạo sấy. Ảnh từ Internet |
6. Sữa dừa và bột sữa dừa: nước cốt dừa được ép từ cơm dừa tươi, qua khâu xử lý, tiệt trùng, đóng gói. Sữa dừa rất tiện lợi dùng để uống, chế biến các món ăn cần bổ sung sữa dừa hoặc các món tráng miệng ăn tươi. Bột sữa dừa là sản phẩm bột dừa thu được sau khi sấy phun sữa dừa, có công dụng tương tự như sữa dừa.
Sữa dừa. Ảnh từ Internet |
7. Kem dừa: nước cốt dừa đậm đặc hoặc cơm dừa Sáp xay nhuyễn được thay thế một phần sữa bò tươi trong thành phần nguyên liệu chế biến kem. Kem dừa Sáp có mùi thơm đặc trưng của dừa và độ béo rất hấp dẫn.
Kem dừa. Ảnh từ Internet |
8. Phô mai dừa và Yaourt dừa: những sản phẩm lên men tương ứng của sữa dừa.
9. Kẹo dừa: là sản phẩm của hỗn hợp cô đặc của đường, mạch nha và sữa dừa cô đặc. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại kẹo dừa nhưng phần lớn là kẹo dừa cứng, kẹo dừa mềm là đặc sản rất đặc trưng của Việt Nam.
Kẹo dừa. Ảnh từ Internet |
Bến Tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
10. Thạch dừa: là sản phẩm lên men nước dừa khô, tạo thành lớp thạch cellulose dày, về thực chất thạch dừa không chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe con người nhưng nó là món ăn tráng miệng giúp dễ tiêu hóa, chống béo phì và khi được nấu trong siro đường làm tăng một phần năng lượng của sản phẩm.
Thạch dừa. Ảnh từ Internet |
11. Đường dừa và rượu dừa: là sản phẩm cô đặc từ mật chiết từ hoa dừa còn non (mo chưa mở), tương tự như đường vàng của cây thốt nốt, đường từ mật hoa dừa có mùi thơm đặc trưng của dừa và nhiều năng lượng. Rượu dừa cũng là một loại thức uống đặc sản của các quốc gia trồng dừa phổ biến như Philippines, Sri Lanka, Indonesia… Rượu dừa được cất từ mật hoa dừa lên men. Mỗi hoa dừa có thể thu được từ 20-30 lít mật hoa dừa có giá trị cao gấp 5 lần giá trị của quày dừa và nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường, nhưng khi lấy mật thì không còn thu trái được nữa. Ngoài ra mật hoa dừa còn có thể dùng để chế biến giấm ăn.
Rượu dừa. Ảnh từ Internet |
12. Mứt dừa: cơm dừa cứng cạy (10 tháng tuổi) được gọt bỏ phần vỏ nâu, bào mỏng, trộn với đường và sên đến khi đường khô, bột đường áo xung quanh miếng cơm dừa. Đây là sản phẩm rất truyền thống được dùng trong ngày tết.
Mứt dừa. Ảnh từ Internet |
13. Nước dừa tươi đóng hộp: nước dừa của giống dừa uống nước 8 tháng tuổi được xử lý vô trùng và đóng hộp, đôi khi nhà chế biến còn bổ sung thêm các sợi cơm dừa non để làm tăng thêm sự hấp dẫn cho sản phẩm. Từ lâu nước dừa tươi được xem là một loại nước bổ dưỡng, vệ sinh được FAO khuyến cáo sử dụng.
Nước dừa đóng hộp. Ảnh từ Internet |
Nước dừa: Nước dừa là thức uống giải khát khá nổi phổ biến tại nhiều vùng nhiệt đới. Được mệnh danh là thức uống vô trùng (khi quả dừa chưa bị bổ ra), chính vì vậy nó hoàn toàn có thể sử dụng làm dung dịch truyền ven. Trong những trường hợp khẩn cấp, nước dừa còn được sử dụng như là một chất lỏng làm thông tĩnh mạch thay vì dùng các chất lỏng tiêu chuẩn thông thường. Thực tế, trong Chiến tranh thế giới II nhiều binh sĩ bị thương đã được cứu tại Thái Bình Dương do cần truyền máu khẩn cấp nên các bác sĩ đã dùng nước dừa như một loại nước truyền dịch để thay thế.
Nước dừa tươi. Ảnh từ Internet |
Nói vể dừa thì còn rất nhiểu điều để nói: tôi xin tạm mượn bài thơ GIÃ TỪ BẾN TRE của nhà thơ Giang Nam để thay cho lời kết.
Thôi từ biệt nhé Bến Tre
Vườn dừa, mương nước, hàng tre, cánh đồng
Đêm nay tàu vượt Cửu Long
Xa dần ánh lửa trên dòng Hàm Luông
Bạn đưa ta một thôi đường
Chia tay, nắm đất chiến trường gởi theo
Ta về nhớ biết bao nhiêu
Muốn đem quê bạn thân yêu cùng về…
……………………………………………….
Thôi từ biệt nhé Bến Tre
Tiễn đưa không có cờ hoa thắm hồng
Mà sao vẫn ấm cả lòng
Thức với nhau đêm cuối cùng đây anh
Tàu đi xa đảo dừa xanh
Tiếc mình chưa được làm dân Mỏ Cày
Vinh quang thay mảnh đất này
Đã đứng lên giữa những ngày đau thương
Ta về ta nhớ Hàm Luông
Nguồn tin: Trích nhiều nguồn từ Internet
Gợi ý cho bạn:
NƯỚC RỬA CHÉN HỮU CƠ TỐT NHẤT
Thành phần: Nha đam, Tía tô, Dầu dừa
🤝 Bảo vệ và làm mềm da tay
🤝 Bảo vệ và làm mềm da tay
👼 Phù hợp với trẻ em
Công thức đậm đặc
️ Sản phẩm đạt chứng nhận Safer Choice
An toàn sử dụng
Tiết kệm:
+ Nước
+ Thời gian
+ Tài chính
️ Sản phẩm đạt chứng nhận Safer Choice
An toàn sử dụng
Tiết kệm:
+ Nước
+ Thời gian
+ Tài chính
♻️Công dụng: Ngoài rửa chén đĩa, còn thể rửa được thịt, cá và hoa quả, rửa rau và đặc biệt là rửa bình sữa và các đồ dùng đựng thức ăn của em bé rất tốt và an toàn tuyệt đối.
Đặc biệt là bảo vệ môi trường
Đặc biệt là bảo vệ môi trường
Xem video hướng dẫn sử dụng Nước Rửa Chén Hữu Cơ, rửa được rau quả, thịt cá, bình sữa
Tư vấn và hướng dẫn sử dựng Nước Rửa Chén Hữu Cơ
Hotline/Zalo: 0962 787 934 (Mrs Bảo Vi)
Email: NuocRuaChenHuuCo@gmail.com
Nhắn tin: m.me/NuocRuaChenTotNhat
Website: http://www.NuocRuaChenHuuCo.net
Nước rửa chén hữu cơ - một lựa chọn thông minh cho người phụ nữ thông thái thời hiện đại.
MÁCH CHO BẠN
Vua Dầu Dừa chuyên làm dầu dừa nguyên chất và làm thủ công 100%. Phân phối sỉ và lẻ
Đơn giá mỗi một hủ 150ml có giá 150.000 VNĐ.
(Ngoài ra còn có các kích cỡ 100ml, 200ml, 350ml, 500ml và 1000ml)
Đơn giá mỗi một hủ 150ml có giá 150.000 VNĐ.
(Ngoài ra còn có các kích cỡ 100ml, 200ml, 350ml, 500ml và 1000ml)
Vua Dầu Dừa giao hàng tận nơi miễn phí trong nội thành (Quận 1, 3, 5, 6, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú). Riêng quận 2, 4, 7, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp phụ thu tiền ship 20k.
Hoặc các bạn cũng có thể đến địa chỉ 78 Lê Trung Nghĩa, P.13, Q.Tân Bình. Click vào đây để xem giá sỉ
Hoặc các bạn cũng có thể đến địa chỉ 78 Lê Trung Nghĩa, P.13, Q.Tân Bình. Click vào đây để xem giá sỉ
Hotline: 0938 970 129 - 0962 787 934
Email: NhuanTriLuu@gmail.com
COMMENTS